7h ngày 12/7, chốt kiểm soát Covid-19 trên đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp) kẹt cứng trong ngày thứ 4 giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Đây là trục chính từ quận 12, Gò Vấp vào trung tâm nên thường ùn tắc mỗi khi lực lượng chức năng lập chốt.
Đường phố TPHCM sau mưa lạnh se sắt, có đôi bàn tay đen đúa chìa ra nhận ổ bánh mì, 2 cây xúc xích và hộp sữa nhỏ. Ông Mãi (70 tuổi) nói rằng, từ khi chợ Tân Định (quận 1) tạm ngưng hoạt động vì dịch Covid-19, ông không còn khách để đạp xích lô. Thân hình còm nhom trong chiếc áo thun quăn queo, ông ráng chờ xem có ai ngoắt mình chở không, rồi chút nữa đẩy xe qua ngã tư kia chợp mắt.
Các địa phương tổ chức đến từng hộ gia đình lấy mẫu, nơi nào tổ chức lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tập trung là vi phạm Chỉ thị 16.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết các ý kiến của chuyên gia dịch tễ sẽ giúp TP.HCM có những thay đổi, bổ sung kịp thời trong phương án phòng chống dịch để sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Chiều 8.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức chủ trì buổi họp báo cung cấp thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT và triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng trên địa bàn từ 0 giờ ngày 9.6. Buổi họp báo đã cung cấp trực tiếp nhiều thông tin mà người dân đang thắc mắc.
Trên địa bàn TPHCM hiện có hơn 2800 điểm bán các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay; trong đó có 111 chợ, 106 siêu thị, 2616 cửa hàng tiện lợi.
Gần 2 tuần trước, hình ảnh hàng nghìn người chen chân ở Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) đã gây lo lắng về nguy cơ lây nhiễm dịch. Gần đây, “biển người” có mặt tại chợ đầu mối Bình Điền chờ làm xét nghiệm tiếp tục làm dấy lên nỗi lo này.