Những ngày qua, mạng xã hội xuất hiện các trang, nhóm không rõ nguồn gốc mang tên “Hội đồng hương Sóc Trăng”, đăng tải nhiều thông tin kêu gọi người dân tỉnh nhà đóng tiền để đăng ký về quê.
Tại thời điểm này, một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động đã có các bài đăng kích động tâm lý người dân, cho rằng người dân không thể ngồi nhà chờ hỗ trợ, xuống đường là giải pháp để có cái ăn, cái mặc.
Các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương, những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản chất sự việc được các đối tượng tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Tổng Cục Quản lý thị trường cho biết, đây là hotline do 23 Cục Quản lý thị trường phụ trách để tiếp nhận, xử lý nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, đặc biệt các hành vi lợi dụng dịch bệnh để gian lận thương mại, thu lời bất chính.
Sáng 17.7, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, qua phản ánh của người dân, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành kiểm tra, làm việc với 75/641 cửa hàng Bách hóa Xanh tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP.HCM.
Mô hình điều trị “tháp 4 tầng” được TP.HCM đưa ra trong bối cảnh thành phố vẫn đang là tâm dịch của cả nước với số ca mắc mỗi ngày ở mức cao, vào khoảng 1.000 ca những ngày gần đây.
Ngày 7-7, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Phan Thị Thắng đã ký, ban hành công văn số 2268 gửi các sở, ngành chức năng, TP Thủ Đức và các quận, huyện về tiếp tục tăng cường các giải pháp thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid -19 và đảm bảo cung cầu hàng hoá lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM.
Bất chấp sự đấu tranh quyết liệt của lực lượng chức năng và tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, “dòng chảy” của các loại hàng lậu từ Campuchia vẫn tuồn vào nội địa.
Đến ngày 3/6, TP HCM đã lấy mẫu 299.157 người, trong đó 4.241 F1, 294.916 người tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm, liên quan ổ dịch Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng.
Sáng 28-5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, TPHCM vừa ghi nhận thêm 10 trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Hiện tượng quảng cáo mạo danh các cơ quan báo chí, lợi dụng uy tín của các đài truyền hình bằng việc cắt ghép hình ảnh, logo, chèn hình ảnh MC, BTV... nhằm đánh lừa người tiêu dùng để bán hàng trục lợi...đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên không dễ kiểm soát bởi chúng được dàn dựng hết sức tinh vi, thậm chí có cả những phóng sự, clip thực hiện khá bài bản cứ như phóng viên Đài truyền hình đang giới thiệu sản phẩm thật. Vấn đề này, nếu không có những chế tài đủ mạnh thì sẽ để lại những hậu quả xấu cho người dân, người tiêu dùng và cho toàn xã hội
Liên quan đến loạt bài Loạn “thần y” đăng trên Báo SGGP từ ngày 22 đến 25-3, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ TT-TT cùng các cơ quan liên quan kiểm tra, có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp. Dịp này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế)