Hai tuần qua, một số địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, đã bắt đầu nối lại các hoạt động du lịch nội tỉnh, thành phố. Song muốn khôi phục du lịch nội địa, rõ ràng không thể chỉ trông chờ vào du lịch nội tỉnh, thành phố, nhất là khi người dân trên địa bàn đã quá quen thuộc với sản phẩm, tài nguyên du lịch địa phương.
Để thực hiện nhiều đơn hàng xuất - nhập khẩu, từ nay đến cuối năm 2021 các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM đang cần khoảng gần 57.000 người lao động.
Ghi nhận sáng 3-10, không khí mua bán tại một con hẻm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 26, quận Bình Thạnh) trở nên sôi động, đông đúc với hàng chục điểm bán tự phát. Đặc biệt, bên cạnh các điểm bán rau củ, thịt cá, các quán cơm mở lại thu hút khá đông khách mua.
Từ nay đến cuối năm 2021, các địa phương đều nỗ lực tập trung cao độ, kiên định thực hiện các giải pháp quyết liệt phòng dịch trong mọi tình huống; đồng thời, tập trung tăng tốc, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, nguồn lực của doanh nghiệp đã cạn kiệt, không còn đủ vốn để phục hồi sản xuất nhanh được. Do đó doanh nghiệp rất cần được "bơm thêm oxy", cũng như có cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian tới.
Người lao động, chuyên gia có thể dùng xe hơi, xe máy tự đi lại liên tỉnh giữa TP.HCM với 4 tỉnh giáp ranh: Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tây Ninh mỗi ngày với một số điều kiện cơ bản.
Trước những ý kiến phản hồi khác nhau về lộ trình kiểm soát dịch bệnh và nới lỏng giãn cách tại nhiều địa phương, Thủ tướng đề nghị cấp tỉnh cần bàn bạc thêm để hoàn thiện việc xây dựng Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
Trước tình hình một số người lao động muốn về quê, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM Phạm Đức Hải nhấn mạnh, bất cứ người dân nào đến thành phố học tập, làm việc, du lịch, tham quan, sinh sống…, thành phố trân trọng, đón tiếp, thực sự chăm sóc để người dân có điều kiện tốt nhất khi ở lại.