Bỏ sản xuất “3 tại chỗ” hay mở cửa hoạt động lại nhưng phải đảm bảo hàng loạt quy định khiến các doanh nghiệp vẫn lo lắng và kêu khó thực hiện.
Thêm nhiều tín hiệu tích cực từ TP.HCM khi số lượng quận, huyện kiểm soát được dịch bệnh đang tăng lên, tạo đà mở cửa kinh tế theo kế hoạch chung của TP.HCM sau ngày 30.9.
Trong bối cảnh TPHCM dần mở cửa trở lại một số hoạt động thiết yếu sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội triệt để, ngành y tế có kế hoạch chuyển đổi hoạt động của các cơ sở y tế để phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Sau ngày 30.9 TP.HCM sẽ mở cửa hoạt động trở lại toàn bộ nhưng không ồ ạt, mà căn cứ vào Bộ tiêu chí an toàn của từng cơ quan, đơn vị nhà nước; từng loại hình kinh doanh, ngành nghề...
Gần 5 tháng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn không đón khách, không có nguồn thu, trong thời gian chờ hỗ trợ từ ngân sách, Giám đốc Thảo Cầm Viên tính đi vay tiền để duy trì các hoạt động, nuôi đưỡng động vật, bảo quản cây xanh...
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM vừa có quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại trên địa bàn TP.
Từ 6 giờ hôm nay, 21.9, UBND TP.Hà Nội cho phép nhiều hoạt động, dịch vụ kinh doanh hoạt động trở lại trong đó có cửa hàng cắt tóc, gội đầu. Nhiều người sẵn sàng chờ đợi đến lượt cắt tóc vì quá lâu rồi chưa làm đẹp.
Theo đó, các cơ sở chỉ được hoạt động khi đã đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và quy định liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15.9 và thay thế các quyết định trước đó.
Việc người dân đang sinh sống ở các địa bàn kiểm soát tốt dịch Covid-19 (vùng xanh) được phép đi tới siêu thị, cửa hàng tiện lợi… để mua sắm hàng hóa thiết yếu cùng với việc mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối đã giúp cung ứng hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh suôn sẻ hơn.