Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Thực trạng chống dịch không thống nhất ở các địa phương liên tục được các đại biểu Quốc hội nêu như một nguyên nhân khiến doanh nghiệp thêm khó.
Tối 24.7, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cùng Tổ công tác đặc biệt Bộ Công thương đã có chuyến khảo sát tại 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền của TP.HCM.
Mô hình chợ an toàn mới sẽ có khoảng 12 gian hàng, mỗi gian cách nhau tối thiểu 2 m và được thiết lập thêm các khu kiểm soát dịch.
Thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ về giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19, TPHCM đã yêu cầu các chợ tự phát, hàng rong dừng hoạt động. Hầu hết chợ đầu mối, chợ truyền thống tuân thủ ngừng hoạt động nhưng một số chợ tự phát lại lén lút buôn bán. Ghi nhận ngày 23-7 cho thấy, nhiều chợ tự phát còn xảy ra tình trạng tụ tập đông người, không thực hiện giãn cách, không đảm bảo an toàn phòng dịch.
Thông tin từ Sở Công thương TP.HCM, trong ngày 22.7, có 2 chợ tạm ngưng hoạt động là chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10) tạm ngưng trong 2 ngày 22 và 23.7 và chợ Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi) vì lý do có ca nhiễm Covid-19 trong chợ.