Số chợ truyền thống tại TP.HCM liên tục bị đóng vì có ca nhiễm Covid-19 vào chợ ngày càng tăng. Tại Chỉ thị 12 của TP.HCM tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, giảm quy mô chợ còn 30% và hoạt động theo ngày chẵn - lẻ.
Thông tin từ Sở Công thương TP.HCM, trong ngày 22.7, có 2 chợ tạm ngưng hoạt động là chợ Nguyễn Tri Phương (Q.10) tạm ngưng trong 2 ngày 22 và 23.7 và chợ Trung Lập Hạ (huyện Củ Chi) vì lý do có ca nhiễm Covid-19 trong chợ.
UBND TP yêu cầu Sở Công thương nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức hoạt động của các chợ truyền thống; tổ chức các điểm bán thực phẩm tươi sống, hàng hóa thiết yếu tại các chợ hiện đang tạm ngưng hoạt động với hình thức phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Cơ quan quản lý thị trường đã yêu cầu Bách Hóa Xanh và các chợ truyền thống cam kết đảm bảo phòng chống dịch, không tăng giá bất hợp lý. Đồng thời thiết lập các kênh liên lạc, nếu doanh nghiệp có chi phí đột biến tăng cao thì phải cập nhật cho lực lượng quản lý thị trường nắm thông tin.
Các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ đã mở cửa trở lại.
Bên cạnh đó, tại TP.HCM đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Sở Công thương đã rà soát, đánh giá TP hiện thiếu hụt nguồn cung rau củ quả với sản lượng khoảng 1.000 - 1.500 tấn/ngày.
Bên cạnh đó, do nhu cầu cung ứng trứng gia cầm hiện nay của các doanh nghiệp tại TP và từ các địa phương giảm, nên TP đang thiếu hụt khoảng 300.000 - 400.000 trứng mỗi ngày (hiện mỗi ngày TP tiêu thụ 3 triệu trứng gia cầm).
Số ca bệnh càng lúc càng tăng cao, vì nhiều lý do, thực phẩm trở nên khan hiếm và đang dần trở thành vấn đề cấp bách. Giải pháp nào cung ứng thực phẩm cho người dân trong tâm dịch TP.HCM?
Sở Công thương TPHCM tổ chức Chương trình doanh nghiệp đồng hành cùng người dân thành phố, mời gọi doanh nghiệp nhiều lĩnh vực khác nhau cùng tham gia kết nối, hình thành chuỗi cung ứng bổ trợ, góp phần thực hiện giải pháp phân phối hàng hóa thực phẩm thiết yếu bình ổn đến người tiêu dùng.