Chỉ đạo được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra chiều 9/8, sau đề xuất của Sở Công thương nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hoá; vệ sinh, khử khuẩn ở khu vực kinh doanh.
UBND TP.HCM yêu cầu mỗi khu vực "vùng xanh" chỉ thiết lập 1 lối đi vào - 1 lối đi ra riêng biệt được kiểm soát 24/24 giờ nhưng phải đảm bảo cho xe cấp cứu, cứu hỏa di chuyển được.
Nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng bình ổn ở TP HCM được chạy trên đường từ 18h đến 6h sáng trong thời gian tăng cường biện pháp giãn cách xã hội.
Chỉ đạo được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đưa ra chiều 9/8, sau đề xuất của Sở Công thương nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hoá; vệ sinh, khử khuẩn ở khu vực kinh doanh.
Có nơi thiếu thực phẩm, bà con chen lấn đi siêu thị, than vãn kêu cứu trên mạng xã hội vài ngày không mua được rau. Có nơi chặn phạt người dân ra đường vì mua hàng thiết yếu, dân phản ứng gây bức xúc dư luận, mất uy tín bộ máy công quyền.
Có chỗ cấm shipper, chỗ lại khuyến khích dùng xe công nghệ để chở hàng. Chỗ chặn xe nông sản, chỗ lại bán đặc sản địa phương đạt doanh số kỷ lục ngay trong đỉnh dịch.
Cùng một bài toán, địa phương làm tốt, địa phương làm dở, rất cần học nhau.
Không chỉ bị cảnh “được mùa, mất giá”, giờ đây, nông sản ở miền Tây Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến cảnh ế hàng, dội chợ diễn ra khắp nơi, giá cả rớt thê thảm. Để phòng chống dịch bệnh, hầu hết các tỉnh, thành đều tăng cường kiểm soát người, phương tiện ra vào tỉnh bằng những “hàng rào kỹ thuật” riêng, khiến chuỗi cung ứng, vận chuyển bị đứt gãy. Nếu dịch bệnh kéo dài, chẳng lẽ nông sản miền Tây mãi “giải cứu”?.
Bộ Công thương đã liệt kê 4 nhóm hàng hóa thiết yếu được lưu thông trong những ngày giãn cách.